Hotline / Zalo: 0867.933.367 - 0909.280.167

Bảng Giá Mỡ Bôi Trơn Chịu Nhiệt Mới Nhất 2022 [ Chi Tiết ]

08/05/2022
  

Đối với ngành công nghiệp hiện nay việc sử dụng các loại mỡ nhằm bổ trợ cho các thiết bị máy móc không còn quá xa lạ. Để có thể lựa chọn được đâu là sản phẩm phù hợp. Nội dung sau, Kim Sa sẽ cung cấp thêm về lưu ý cũng như bảng giá mỡ bôi trơn chịu nhiệt để bạn cùng tham khảo.

Trong quá trình hoạt động máy móc liên tục, tạo ra sự ma sát ở các bộ phận khớp nối khiến các thiết bị nóng lên. Để giải quyết được vấn đề đó, mỡ bôi trơn được sản xuất với mục đích làm giảm ma sát và giúp các hoạt động trở nên trơn tru hơn .

Vậy để có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất về sản phẩm này, hãy cùng Kim Sa tham khảo hơn và nắm được giá mỡ bôi trơn chịu nhiệt trong bài viết này nhé!

Bảng giá mỡ chịu nhiệt

Gia mo boi tron chiu nhiet

 

BẢNG GIÁ MỠ CHỊU NHIỆT MỚI NHẤT 2022

Tên sản phẩm Giá  (VnĐ) Đơn vị tính  Bao bì 
Mỡ chịu nhiệt Total Multis 110.000 – 170.000 18kg/xô
Mỡ chịu nhiệt Castrol Spheerol 170.000 – 250.000 18kg/xô
Mỡ chịu nhiệt Shell Gadus 200.000 – 300.000 18kg/xô
Mỡ chịu nhiệt dòng Azmol 450.000 – 560.000 4.5kg/xô 
Mỡ chịu nhiệt dòng Agrinol 800.000 – 1.500.000  Lon  800g/lon

 

*Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo. Cần biết thêm về mức giá chính xác nhất quý khách vui lòng liên hệ Hotline  0909 280 167 để được hỗ trợ, tư vấn.

Cách phân biệt các loại mỡ chịu nhiệt chất lượng

Cách phân biệt các loại mỡ chịu nhiệt chất lượng

Trên thị trường hiện nay vì có sự thịnh hành trong việc sử dụng mỡ chịu nhiệt nên xuất hiện nhiều sản phẩm kém chất được. Dưới đây là vài điều bạn cần lưu ý khi chọn mua sản phẩm: 

  • Hạn sử dụng: Tối đa hạn mức sử dụng của các loại mỡ là 5 năm. 
  • Màu sắc: Mỗi loại sẽ có độ đậm nhạt khác nhau, nhưng với mỡ giả sẽ có màu sẫm hơn và khi đã sử dụng cũng sẽ bị đen hơn thông thường.
  • Bề mặt: Mỡ khi vừa mua sẽ có một lớp dầu phủ nhẹ tránh tiếp xúc nhiều với không khí.Và sẽ xuất hiện màu trắng đục khi bị pha nhiễm hoặc mở nắp.
  • Chất: Đối với mỡ chính hãng sẽ có sự sánh đặc trơn trượt nhưng mỡ giả sẽ bị khô cứng ở bề mặt và bên trong lại bị nhão.
  • Mùi vị: Mỡ không mùi đặc biệt nếu có mùi hăng, vị nặng, hôi thối,… là hàng giả.
  • Thử bằng tay: Thử nghiệm bằng cách lấy một lượng ít mỡ ra đầu ngón tay khi chà sát sẽ mượt  và không có hiện tượng sạn vì không có tạp chất.
  • Dùng lửa đốt: Khi đốt, đối với mỡ kém chất lượng hoặc giả sẽ phá phát ra tiếng làm dậy mùi hôi.
  • Phơi nắng: Dùng một lượng nhỏ mỡ chịu nhiệt đặt lên tấm nhôm sáng sau đó phơi nắng 2 đến 3  ngày, nếu như có tình trạng biến chất, đổi màu chứng tỏ đây là sản phẩm kém chất lượng.
  • Trộn nước: Trộn đều mỡ và nước trong cốc thủy tinh trong suốt, nếu có hiện tượng các chất trắng đục thì loại mỡ nó không thể sử dụng trong môi trường ẩm ướt.

=> THAM KHẢO NGAY: Tổng Hợp Các Loại Mỡ Bôi Trơn Chịu Nhiệt Tốt Nhất Hiện Nay

Công ty Hóa chất cơ khí Kim Sa đã chia sẻ đến các bạn về bảng giá mỡ bôi trơn chịu nhiệt và các thông tin đáng lưu ý khác, hy vọng sẽ giúp bạn cân nhắc mua được sản phẩm phù hợp. Liên hệ mua hàng trực tiếp qua số Hotline  0909 280 167 để nhận được hỗ trợ cũng như các ưu đãi đặc biệt mới nhất dành cho bạn nhé!

Tư vấn