SƠN NHỰA là gì?
Sơn nhựa là dòng sơn có thể sử dụng để sơn trực tiếp lên nhiều bề mặt nhựa như: nhựa PVC foam, sơn nhựa PP, nhựa ABS, nhựa UPVC, nhựa Composite,…Cần chọn loại sơn thích hợp với đồ nhựa cần sơn. Sơn xịt nhựa đặc biệt hiệu quả khi dùng trên bề mặt nhựa, tuy nhiên bạn vẫn có thể dùng sơn Acrylic và sơn Enamel/model. Tốt hơn hết là chúng ta sử dụng những dòng sơn dành riêng để sơn cho nhựa.
CÁCH SƠN ĐỒ NHỰA KHÔNG TRÓC – Sơn nhựa nhám bằng sơn ATM
Nhựa là một bề mặt rất khó sơn. Không giống như gỗ, nhựa có tính chất trơn láng nên sơn không có nhiều độ bám. Tuy nhiên, chỉ cần chuẩn bị đúng cách, bạn sẽ thành công trong việc sơn nhựa. Lưu ý rằng tùy thuộc vào loại sơn và loại nhựa mà bạn sử dụng, sơn cũng sẽ bị bong tróc, đặc biệt là sau khi sử dụng nhiều hoặc thường xuyên.
- Chọn đồ nhựa để sơn. Bằng việc chuẩn bị đúng cách, bạn có thể sơn lên bất kỳ thứ gì. Các vật dụng như nội thất, mô hình, đồ chơi, hộp đựng và đồ trang trí là những lựa chọn tuyệt vời.
Không phải bề mặt nhựa nào cũng thích hợp để sơn, bao gồm: sàn nhựa/laminate, vách ngăn buồng tắm hoặc quầy tủ.
2. Vệ sinh đồ nhựa bằng xà phòng rửa bát và nước ấm. Việc này sẽ làm sạch bụi bẩn trên bề mặt và giảm lượng công việc mà bạn sẽ phải xử lý ở bước sau. Dùng khăn mềm hoặc mút xốp để làm sạch bề mặt mịn và bàn chải để làm sạch bề mặt có hoa văn (chẳng hạn như đồ nội thất ngoài trời). Sau đó dùng nước rửa sạch đồ nhựa và lau khô.
3. Nhẹ nhàng chà nhám bề mặt bằng giấy nhám loại 220 đến 300. Thao tác thật nhẹ theo chuyển động tròn để tránh vết xước. Khi đã hoàn tất, lau sạch bề mặt bằng khăn gạc.
4. Lau sạch bề mặt bằng cồn tẩy rửa. Bước này cũng quan trọng không kém để làm sạch dầu, thứ khiến sơn không bám chặt. Nếu bỏ qua bước này, sơn có thể sẽ bong tróc ngay sau đó.
5. Che phủ những phần mà bạn không muốn sơn lên bằng loại băng dính dành riêng cho sơn. Đây là một cách hay ngay cả khi bạn định sơn đồ nhựa bằng cọ. Băng dính giấy sẽ giúp tạo ra ranh giới đẹp mắt và rõ ràng giữa phần đã sơn và chưa sơn.
6. Sơn một lớp lót. Bạn sẽ cần sơn một lớp lót, nên chọn loại bám chặt. Việc này sẽ làm nhẵn bề mặt nhựa và tạo ra độ bám cho sơn. Sơn dạng xịt là dễ sử dụng nhất nhưng bạn cũng có thể dùng loại sơn bằng cọ.
- Để lớp sơn lót khô hoàn toàn trước khi tiếp tục.
- Nếu dùng sơn lót dạng xịt, bạn nên đảm bảo che phủ bề mặt tại khu vực làm việc và sơn tại nơi thoáng khí.
7. Chọn sơn thích hợp để sơn nhựa. Sơn xịt đặc biệt hiệu quả khi dùng trên nhựa nhưng bạn có thể dùng sơn acrylic hoặc sơn enamel/model. Tốt hơn hết là dùng sơn dành riêng cho nhựa. Xem thông tin trên nhãn và tìm các từ như “Plastic” (Nhựa) hoặc “Multi-Surface” (Nhiều bề mặt).
8. Pha sơn nếu cần. Một số loại sơn đã sẵn sàng để sử dụng, còn số khác sẽ cần được pha. Trước khi bắt đầu sơn, xem nhãn trên lọ hoặc chai sơn để biết hướng dẫn cụ thể.
- Lắc chai sơn xịt nhiều lần. Làm như vậy là để trộn sơn cho đều và lớp sơn khi phun xong sẽ mịn hơn.
- Pha loãng sơn acrylic với lượng nước vừa đủ để có độ đặc như kem. Bằng cách này, sơn sẽ mịn hơn trên đồ nhựa và không hiện rõ nét cọ vẽ.
- Một số loại sơn model/enamel cũng cần được pha loãng. Đa phần bạn sẽ cần dùng sản phẩm pha sơn dành cho sơn enamel; sản phẩm này thường được bán cùng với các loại sơn enamel khác.
9. Sơn một lớp sơn mỏng và đều. Đừng lo lắng việc lớp sơn đầu tiên sẽ không phủ hết toàn bộ bề mặt; bạn sẽ cần phải sơn nhiều lớp. Việc này rất quan trọng, bất kể bạn xịt hay dùng cọ để sơn.
- Giữ chai sơn xịt cách xa bề mặt đồ nhựa khoảng 30cm đến 45cm. Xịt sơn bằng cách di chuyển chai sơn theo đường ngang.
- Phết sơn acrylic bằng cọ taklon, kanekalon hoặc cọ lông chồn.
- Dùng cọ với đầu lông cứng để phết sơn enamel/model. Loại cọ này được bán cùng với các loại sơn model khác.
Thời gian để sơn khô tùy thuộc vào loại sơn mà bạn dùng. Với hầu hết các loại sơn, việc này chỉ mất khoảng 15 đến 20 phút. Để những lớp sơn cuối cùng khô trong khoảng 24 tiếng.
11. Chờ sơn khô hoàn toàn sau khi sơn lớp sơn cuối cùng. Ở bước này, đồ nhựa đã được sơn xong và sẵn sàng để sử dụng. Nếu bạn muốn thêm hoạt tiết hoặc sơn lớp phủ bề mặt thì xem phần tiếp theo.
- Nếu đã dán băng dính giấy trước đó, bạn nên bóc ra ngay lúc này. Bóc lớp băng dính thật cẩn thận để bạn không vô tình làm bong lớp sơn.
12. Dùng cọ sơn để xử lý những mảng bong và khoảng trống. Kiểm tra đồ nhựa thật cẩn thận. Nếu có khoảng trống hoặc mảng bong tróc, dùng cọ nhỏ để phết thêm sơn. Nếu đã dùng sơn xịt trước đó, bạn sẽ dùng sơn acrylic cùng màu để hoàn tất bước này.
13. Thêm vài tiểu tiết, hoa văn hoặc hình vẽ thời tiết nếu muốn. Bước này hoàn toàn không bắt buộc nhưng sẽ tạo ra sự sống động và nét đặc sắc cho đồ nhựa của bạn, đặc biệt là mô hình hoặc tượng. Sau đây là một số gợi ý giúp bạn thực hiện:
- Đặt khuôn hoa văn lên đồ nhựa sau đó sơn màu bằng sơn xịt hoặc sơn acrylic và cọ mút xốp.
- Dùng cọ nhỏ, đầu nhọn để sơn thật cẩn thận lên những đường cong hoặc hoạ tiết.
- Thêm vùng sáng với sơn màu sáng hơn màu sơn ban đầu và tạo bóng với sơn màu đậm.
14. Sơn một lớp polyurethane phủ bề mặt để sơn bền hơn nếu muốn. Bạn có thể dùng sơn xịt hoặc dùng cọ sơn nhưng loại xịt sẽ làm cho bề mặt mịn hơn. Sơn một lớp mỏng, sau đó chờ sơn khô ít nhất 30 phút. Bạn có thể sơn thêm một hoặc hai lớp nếu cần, để sơn khô khoảng 30 phút giữa mỗi lần sơn.[7]
- Chọn lớp phủ bề mặt mà bạn thích: mờ đục, satin hoặc bóng.
- Sơn vài lớp phủ mỏng sẽ tốt hơn chỉ sơn một lớp dày. Nếu bạn sơn quá dày, phần sơn sẽ rất dính.
15. Chờ sơn phủ bề mặt khô hoàn toàn. Đôi khi bạn chạm vào sơn thì thấy khô nhưng không có nghĩa là sơn đã khô hoàn toàn. Xem thông tin trên nhãn lọ sơn hoặc sơn để biết mất bao lâu thì sơn khô và cứng.[8]
- Nhiều loại sơn enamel cần vài ngày để cứng lại. Trong khoảng thời gian này, sơn có thể dính và dễ bong tróc.
CÔNG TY TNHH SXTM KIM SA – chuyên sỉ lẻ sơn nhựa giá rẻ TPHCM
Mọi thắc mắc về các sản phẩm sơn trên nhựa, Sơn nhựa màu trắng, Sơn trên nhựa PP, Sơn nhựa nhám bằng sơn ATM, Sơn xịt lên nhựa, sơn quét nhựa.. v.. v..
Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline / Zalo:0867.933.367 – 0909.280.167
Các loại sơn trên nhựa
Sơn nhựa màu trắng
Sơn trên nhựa PP
Sơn nhựa nhám bằng sơn ATM
Cách sơn nhựa nhám
Cách sơn nhựa không tróc
Cách sơn đồ nhựa
Sơn xịt lên nhựa
sơn quét nhựa