Dùng sơn gì để sơn gỗ? Sơn gỗ PU
Sơn PU gỗ được phân thành hai loại: một thành phần và hai thành phần. Sơn phủ PU gỗ được sử dụng là một lớp sơn phủ bảo vệ, trang trí trên các bề mặt gỗ tự nhiên ngoại thất. PU là viết tắt của Polyurethane. Sử dụng lớp phủ PU mang lại cho bề mặt gỗ một mức độ hoàn thiện đặc biệt vẻ đẹp tự nhiên mà các loại sơn khác không thể vượt qua về độ cứng bề mặt, độ bền hóa học và độ bền cơ học.
Sơn gỗ công nghiệp MDF
Không phải ngẫu nhiên sơn gỗ MDF được nhiều người lựa chọn đến như vậy. Thực tế, việc sơn lên bề mặt MDF mang đến nhiều công dụng như:
- Khắc phục các nhược điểm của MDF.
- Tạo màu sắc, mẫu mã đa dạng phù hợp với sở thích của từng khách hàng. Ví dụ như sơn bóng gỗ, sơn gỗ giả cổ, sơn gỗ mờ, sơn nứt…
- Tăng khả năng chống thấm.
- Tạo tăng độ bền cho sản phẩm từ gỗ MDF.
- Sơn gỗ MDF có độ bám dính tốt, màng sơn đanh chắc và không bong tróc.
Sơn Vecni thường được sử dụng trong sơn gỗ MDF
Sơn Vecni là một hỗn hợp giữa ”cánh kiến” ngâm trong cồn 90 độ. Đây là loại sơn phổ biến trong lĩnh vực phủ bề mặt trang trí nội thất khi chưa có công nghệ sơn PU, PE.
Bình xịt sơn gỗ
Dù mới chỉ xuất hiện trong vài năm trở lại đây, nhưng sơn gỗ dạng bình xịt trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của bất kì anh em nào trong lĩnh vực sơn gỗ nói riêng và ngành xây dựng nói chung. Sơn xịt gỗ không chỉ thuận tiện, mà chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thiện không thua kém gì máy móc công nghiệp.
Bảng màu sơn gỗ công nghiệp
Các bước sơn bề mặt gỗ công nghiệp gồm có:
Bước 1: Sơn lót
Dùng chổi cọ, con lăn hoặc máy phun sơn lót lên bề mặt. Nếu dùng súng thì súng sơn nên có áp lực 8kg/cm2, giữ góc mở của vòi sơn là 30 độ. Sơn đi qua 3 lượt.
Các lượt sơn không nên quá dày nhằm hạn chế tối đa nước trong sơn lót thấm vào bên trong cốt gỗ. Ảnh hưởng đến chất lượng, tuổi thọ các món đồ nội thất. Cũng không nên sơn lót quá mỏng, khiến bề mặt không đồng đều.
Bước 2: Sơn lớp giữa
Lớp sơn ở giữa có tác dụng bảo vệ bề mặt gỗ công nghiệp. Tiến hành sơn lớp giữa sau khi lớp lót đã khô và được chà mịn hoàn toàn.
Dùng chổi cọ hoặc con lăn để sơn lớp giữa. Nếu dùng súng phun sơn thì điều chỉnh áp lực hơi 8kg/cm2, góc mở của vòi sơn 30 độ. Cũng tiến hành phủ sơn 3 lượt. Không nên phun sơn quá dày hoặc quá mỏng. Dễ làm mất đi độ tự nhiên của vật liệu, màu sắc.
Bước 3: Sơn bề mặt
Trước khi phun, nên phủi sạch bụi một lần nữa cho bề mặt gỗ. Một vài hãng sơn yêu cầu pha màu theo tỉ lệ ghi trên bao bì. Trước khi phun màu, bạn cần chú ý vấn đề này. Dùng súng phun sơn có áp lực hơi 8kg/cm2, mở góc vòi phun 60 độ. Giữa khoảng cách từ vòi phun ra tới để mặt gỗ khoảng 50cm để sơn dàn trải đồng đều. Tiến hành sơn 1 – 2 lớp.
Bước 4: Dặm màu và phun bóng
Sau khi lớp sơn màu khô, dùng giấy nhám mịn để vuốt nhẹ nhàng một lần nữa để bề mặt thật phẳng và mịn đẹp. Tiến hành dặm nhẹ nhàng những điểm màu bị nhạt. Phủ thêm một lớp sơn bóng để tăng độ bền, cứng chắc của gỗ.
Sau khi phun bóng từ 8 -12 tiếng, bề mặt gỗ công nghiệp khô hoàn toàn. Có thể dùng để thiết kế thi công những món đồ dùng nội thất cho khách hàng.
Bên cạnh sơn màu, còn có một số công nghệ sơn khác dành cho gỗ công nghiệp như: sơn nhám bề mặt gỗ MDF, sơn bóng MDF trơn, sơn che vết nứt gãy, khuyết điểm.
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI – KIM SA TẠI TP.HCM tự hào là một đơn vị có kinh nghiệm trong lĩnh vực CUNG CẤP CÁC LOẠI SƠN GỖ TỐT NHẤT HIỆN NAY. Cùng sự hỗ trợ của các đơn vị liên kết được trải rộng khắp các quận tại TP.HCM. HỆ THỐNG CƠ SỞ KIM SA sẽ phục vụ quý khách được cảm thấy hài lòng nhất.
Chúng tôi phục vụ 24/7 trong địa bàn TP.HCM.
QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ CÔNG TY KIM SA QUA Hotline / Zalo: 0867.933.367 – 0909.280.167
————-o————-
Xin Trân Trọng Cảm Ơn Quý Khách !
Giá sơn lại bàn ghế gỗ
Bình xịt sơn gỗ
Cách sơn lại bàn ghế gỗ cũ
Mua sơn gỗ ở đâu
Sơn từ gỗ màu trắng
Sơn lại đồ gỗ tại nhà
Loại sơn gỗ màu trắng
Màu sơn bàn ghế đẹp